Khi lái xe nâng thì sự an toàn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Chỉ cần người điều khiển tuân thủ một số quy tắc đơn giản là có thể giảm thiểu tối đa rủi ro nơi làm việc.
Đảm bảo an toàn giúp bảo vệ người lao động, bảo vệ tài sản và tránh bị ngưng trệ công việc.
Dưới đây là 16 mẹo đơn giản để vận hành xe nâng một cách an toàn.
1. Trình độ người vận hành xe nâng
Bạn không thể giao xe nâng cho một người mới học lái xe nâng bởi điều đó chứa tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bạn không thể ngờ tới.
Trước tiên là ảnh hưởng tới năng suất lao động
Người vận hành xe nâng có trình độ thấp hoặc chưa thuần thục sẽ vận hành không đạt 100% công suất thực sự của máy. Công việc sẽ bị trì trệ, đình đốn.
Thứ hai đó là ảnh hưởng tới an toàn lao động
Bạn sẽ không muốn giao xe vài tấn cho người chưa lái vững đâu. Điều đó sẽ là rủi ro nguy hiểm cực lớn cho doanh nghiệp bạn.
Cuối cùng, trình độ người lái cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy
Bạn đã từng nghe câu “dùng đồ như phá” hay “của bền tại người” chưa?
Bạn sẽ không muốn giao 1 chiếc xe có giá trị với nhiều người là cả gia tài để họ thực nghiệm đâu. Người điều khiển có trình độ họ sẽ biết cách vận hành tối ưu và cách để bảo quản xe nâng tốt nhất.
2. Trang thiết bị bảo hộ lao động
Có vài yếu tố bạn cần phải lưu ý khi trang bị thiết bị bảo hộ lao động.
_ Thiết bị bảo hộ lao động khi điều khiển xe nâng phải đảm bảo phù hợp với quy chuẩn. Thông thường thì sẽ bao gồm một chiếc mũ cứng, giày bảo hộ và áo phản quang hay áo có thể cảnh báo.
_ Quần áo người vận hành xe nâng phải đảm bảo phù hợp. Không nên quá rộng vì có thể gây vướng. Hoặc cũng không nên quá chật sẽ gây khó chịu cho người điều khiển. Mặc quần áo chật sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu môi trường làm việc là nơi nóng bức hoặc bụi bặm.
_ Không điều khiển hoặc thao tác gì khi tay bạn dính dầu mỡ. Dính dầu mỡ làm tay bạn trở nên trơn trượt dễ gây tai nạn. Vì vậy, hãy đảm bảo tay bạn luôn sạch khi cầm nắm hoặc điều khiển xe nâng.
3. Kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng
Kiểm tra xe nâng là công đoạn không đòi hỏi trình độ nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ của nó. Công đoạn này không khó cũng như không mất nhiều thời gian của bạn nhưng nó lại đem đến sự khác biệt.
Bạn có thể phát hiện được hỏng hóc tránh làm trầm trọng thêm hư hỏng, không gián đoạn công việc, đảm bảo hiệu suất sử dụng của máy và tiết kiệm đáng kể chi phí sửa chữa. Dưới đây là 1 vài gợi ý cho bạn:
_ Bạn nên kiểm tra trước khi lái. Kiểm tra phanh, lái, điều khiển, thiết bị cảnh báo, đồng hồ, cột nâng, bánh xe.
_ Nếu có bất cứ vấn đề gì khả nghi thì bạn không nên vận hành mà nên tìm cho ra vấn đề và khắc phục triệt để nó. Nếu công ty bạn không có người có chuyên môn sửa xe nâng thì cách tốt nhất là gọi cho đơn vị chuyên nghiệp. Họ sẽ biết phải làm gì!
_ Kiểm tra lại môi trường làm việc xem có vật cản, chướng ngại hoặc vượt quá chỉ số của xe nâng (ví dụ như bạn cần xếp chồng hàng cao 5 mét nhưng xe nâng bạn đang sử dụng lại chỉ có 4.5 mét). Khi xem xét bạn cần cân đối lại cho phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn bảo dưỡng xe nâng chuyên nghiệp
4. Khởi động xe nâng
Việc khởi động xe nâng cũng không kém phần quan trọng. Bạn luôn phải theo dõi sát sao đồng hồ ở buồng lái và xem xét các sự thay đổi của nó xem có gì bất thường không. Dưới đây là một vài gợi ý:
_ Bạn phải đảm bảo ngồi đúng tư thế, đúng vị trí thuận tiện cầm nắm các cần điều khiển dễ dàng.
_ Điều chỉnh ghế, gương chiếu hậu sao cho thuận lợi nhất.
_ Theo dõi các biến động khi khởi động nếu có sự cố thì bạn nên tắt máy ngay lập tức.
5. Xem xét môi trường làm việc
Xe nâng có thể hoạt động ở nhiều địa hình cũng như nhiều môi trường khác nhau. Nhưng khi vận hành thì bạn vẫn nên tuân thủ theo những quy tắc nhất định.
_ Bạn phải tuân thủ theo quy định của nơi làm việc.
_ Người vận hành chỉ được lái xe nâng ở một số khu vực nhất định.
_ Quan sát các biển báo, dầu hiệu. Đặc biệt là các dấu hiệu trên tải trọng nâng tối đa, chiều cao nâng tối đa.
_ Nhận biết chiều cao của tải nâng khi đi vào hoặc ra các tòa nhà.
_ Giữ khoảng cách an toàn với các mép đường hoặc cầu dẫn khi chui container.
_ Không điều khiển xe nâng ở những nơi có nền yếu hoặc không chịu nổi tải trọng xe nâng + hàng hóa.
6. Vận hành ở tốc độ an toàn
Thực tế cho thấy, ở xe nâng lonking tốc độ tối đa mà xe có thể đạt được lên tới 36km/h. Một chiếc xe nặng cả chục tấn lao đi với tốc độ đó nếu gây tai nạn sẽ không thể lường trước được hậu quả.
Bạn nên điều khiển xe ở tốc độ chậm an toàn hoặc theo quy định ở nơi bạn làm việc. Điều đó sẽ đảm bảo an toàn cho người khác và cho chính bạn.
Thực hiện chuyển hướng an toàn để tránh rủi ro bị lật.
7. Tránh các mối nguy hiểm
Bạn nên tránh điều khiển va đập vào các bề mặt khác hoặc điều khiển vào địa hình gồ ghề khi đang tải nhiều hàng hóa.
Tránh vật thể có thể có trên mặt đất hoặc các yêu tố gây mất an toàn khác như cát, dầu đổ trên nền đất.
Sử dụng còi thông báo khi ra vào các góc khuất, cửa ra vào hoặc nơi nhiều người đi bộ.
Giữ khoảng cách an toàn với các xe nâng khác.
Hãy đảm bảo bạn có không gian đủ để dừng và hạ tải.
8. Đảm bảo hàng hóa nâng ổn định, an toàn
Kiểm tra các tải hàng của bạn. Hãy đảm bảo rằng nó chắc chắn, không bị lỏng lẻo khi di chuyển.
Kiểm tra khoảng không trước khi nâng hoặc xếp chồng tải.
Không nâng các hàng hóa có tính nguy hiểm như thùng dầu, hóa chất.
Đảm bảo hàng của bạn được sắp xếp đúng vị trí trên các càng nâng.
Sử dụng các biện pháp đảm bảo như dùng dây ràng buộc, pallet khi cần thiết.
9. Tầm nhìn người lái
Phải đảm bảo người điều khiển có tầm nhìn rõ ràng khi vận hành xe nâng. Bạn phải có tầm nhìn giá nâng, hàng nâng và khoảng không gian trước mặt khi di chuyển.
Nếu hàng hóa hoặc điều kiện không cho phép bạn làm điều đó thì phải đảm bảo rằng có người hướng dẫn bạn di chuyển. Nếu không tuyệt đối không được dựa vào cảm quan khi lái xe nâng.
10. Xe nâng chỉ chở hàng
Mỗi chiếc xe nâng chỉ thực hiện một công việc tối ưu duy nhất của nó. Có xe nâng chở hàng, có xe chở người, có xe đặc thù chỉ để chở pallet. Bạn không nên đánh đồng tất cả. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như sự an toàn cho mọi người.
11. Giữ khoảng cách an toàn
Khi nâng hàng hóa bạn phải đảm bảo rằng không có ai ở phía dưới hoặc ở gần phạm vi quanh xe nâng để tránh việc rơi hàng hóa gây nguy hiểm.
Giữ tay chân tránh xa các cột nâng, nó có thể gây thương tích nghiêm trọng khi càng nâng hạ thấp mà tay bạn vẫn còn ở đó.
12. Lái xe nâng trên đường dốc
Khi lái xe lên dốc, di chuyển theo hướng thuận và xuống dốc ngược lại, đặc biệt là trong khi mang tải.
Không tải hoặc dỡ hàng hóa hoặc rẽ trong khi lên dốc.
13. Không nâng quá tải
Bạn nên tìm hiểu kĩ công suất xe nâng mà bạn điều khiển và không thực hiện những gì vượt quá khả năng của nó.
Nâng quá tải có thể khiến xe nâng bị lật.
14. Tải phân bổ đều
Không nâng hoặc di chuyển tải trừ khi cả hai dĩa đều nằm dưới tải.
Không nâng hàng chỉ bằng 1 càng nâng. Hãy sử dụng pallet và ván trượt có thể chịu được trọng lượng của tải.
Không sử dụng pallet bị hư hỏng, biến dạng hoặc mục nát để giữ tải.
15. Tiếp nhiên liệu
Bạn nên tắt xe nâng trước khi tiếp nhiên liệu. Mỗi loại xe nâng lại sử dụng loại nhiên liệu riêng của nó. Bạn không thể đổ xăng vào xe nâng sử dụng dầu diesel. Bạn sẽ không muốn thấy điều gì sẽ xảy ra đâu.
Việc kiểm tra mức nhiên liệu hàng ngày cũng là việc quan trọng. Công việc này sẽ đảm bảo xe nâng bạn hoạt động liên lục không bị gián đoạn.
Xem thêm: Kinh nghiệm tiết kiệm nhiên liệu xe nâng
16. Kết thúc ca làm việc
Sau khi sử dụng, đảm bảo xe nâng được đỗ trong khu vực được chỉ định hoặc được ủy quyền.
Hạ hoàn toàn dĩa xuống sàn và khóa phanh xe lại tránh xe di chuyển.
Tắt máy xe nâng và rút chìa khóa. Nhiều người hay quên rút chìa khóa khỏi xe vì nghĩ nó chẳng ảnh hưởng gì lắm. Nhưng đó là sai lầm tai hại. Bạn sẽ không muốn thấy ai đó thử lái xe nâng và gây ra điều gì đó khi bạn không có ở đó đâu.
Đừng để xe nâng chạy trong khi không có người có kinh nghiệm ở đó.