Hiện nay xe nâng hàng đã trở nên phổ biến trong hệ thống kho vận của các công ty. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ cấu tạo của xe nâng để sử dụng đúng cách. Cho dù bạn định đầu tư hay học lái xe nâng. Nắm bắt được các bộ phận của xe nâng sẽ giúp ích bạn rất nhiều.
Hãy để XeNâng.Vn giúp bạn điểm qua những phần cơ bản nhất của xe nâng nhé.
Bài viết nằm trong seri tìm hiểu xe nâng căn bản. Các bạn nhớ theo dõi nhé.
1. Các loại xe nâng hàng
Về cơ bản, cấu tạo các loại xe nâng hàng là như nhau, chỉ khác biệt ở động cơ, các bộ phận liên quan động cơ và khung gầm của xe.
Có thể phân biệt thành 3 loại xe nâng dựa trên động cơ và nhiên liệu sử dụng
Xe nâng dầu diesel
Là dòng xe nâng hàng hoạt động bằng nguyên liệu dầu, có hệ thống thủy lực mạnh mẽ để vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn. Làm việc linh hoạt mà không cần quan tâm đến nguồn điện, hoạt động ổn định, nhanh chóng, thiết kế gọn gàng và đảm bảo an toàn lao động.
Dòng xe này có khả năng vận hành liên tục trong nhiều giờ liền, thậm chí làm việc suốt cả 3 ca cũng không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, xe nâng dùng dầu có nhược điểm lớn nhất là phát ra âm thanh lớn trong khi làm việc, khó khăn khi di chuyển xoay tại những khu vực diện tích nhỏ, chỉ thích hợp để dùng tại những kho hàng diện tích rộng. Bên cạnh đó, lượng khí thải của xe trong khi hoạt động rất lớn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Xe nâng xăng
Nhiên liệu cho xe chạy chủ yếu là xăng, loại nhiên liệu có thể tìm mua ở bất cứ nơi đâu. Dòng xe nâng hàng chạy xăng có hệ thống động cơ chạy êm, thời gian hoạt động khá dài, giúp cải thiện hiệu quả làm việc.
Xe cho phép di chuyển những loại hàng hóa trọng lượng lớn vô cùng dễ dàng, nhanh chóng. Với kết cấu nhỏ gọn, dòng xe này rất được ưa chuộng tại các công trường, nhà máy.
Xe nâng điện
Có ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm nhiên liệu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Xe nâng hàng điện không phát ra tiếng ồn hay khói bụi, đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng. Là loại xe đang rất được ưa chuộng, năng suất làm việc cao nhờ khả năng vận hành linh hoạt ở nhiều mội trường.
2. Các bộ phận của xe nâng
a.Bộ phận nâng
Càng nâng (nĩa)
Càng nâng là bộ phận dùng để làm giá tiếp xúc nâng hàng hóa. Càng nâng thường được chế tạo bằng kim loại cứng như sắt thép. Chúng thường có hình chữ L. Chiều dài càng nâng tùy thuộc vào nhà sản xuất hoặc yêu cầu của bạn nhưng thông thường thì dài từ 1 tới 2 mét.
Dựa theo thiết kế càng nâng mà người ta thiết kế ra pallet để thuận tiện trong việc nâng, di chuyển hàng hóa.
Giá nâng
Là bộ phận giống như điểm neo cho càng nâng. Giá nâng di chuyển dọc theo khung nâng giúp nâng hạ hàng hóa lên cao hoặc xuống thấp. Đôi khi ở một số dòng xe đặc thù giá nâng có thể di chuyển theo phương ngang giúp đưa hàng hóa vào container trở nên dễ dàng, chuẩn xác hơn.
Khung xe nâng
Cấu tạo từ các cột thép thẳng đứng, khung nâng thông thường có 2 loại: loại 2 tầng hoặc 3 tầng. Loại 2 tầng dành cho việc nâng hàng hóa cơ bản. Loại 3 tầng dùng cho nâng hàng hóa cao hơn hoặc nâng hàng vào container.
Xi lanh nâng
Nếu động cơ là trái tim thì xi lanh là cơ bắp của chúng ta. Nói vậy để thấy được tầm quan trọng của xi lanh. Xi lanh trên xe nâng thường có cơ cấu thủy lực. Cấu tạo xi lanh gồm 2 phần: piston và ống xilanh. Piston bơm dầu vào xilanh đẩy piston di chuyển tạo ra lực giúp nâng hạ hàng hóa.
Xi lanh nghiêng
Cũng giống như xi lanh nâng, xi lanh nghiêng cũng có cấu tạo và cách hoạt động tương tư. Chỉ khác ở chỗ xi lanh nâng giúp nâng hạ hàng hóa còn xi lanh nghiêng giúp khung nâng nghiêng về phía trước từ 6 tới 12 độ. Nhờ cơ cấu thêm xi lanh nghiêng mà việc lấy hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
Tấm chắn
Là 1 tấm kim loại ngăn hàng hóa khỏi rơi về phía sau động cơ, xi lanh hoặc để bảo vệ người điều khiển.
Mái che
Ngoài tác dụng che nắng mưa thì mái che còn có tác dụng bảo vệ người điều khiển trong môi trường làm việc nguy hiểm như hàng hóa xếp chồng cao có thể rơi đổ vào người lái xe.
Đối trọng xe nâng
Để nâng được hàng ngoài cơ cấu nâng, xe nâng còn có thêm 1 bộ phận cũng quan trọng không kém đó là đối trọng. Đối trọng thường lắp ở sau xe có tác dụng cân bằng lại xe khi xe nâng hàng hóa. Nếu không có đối trọng xe sẽ bị lật khi nâng.
Thông số
Một tấm kim loại nhỏ ghi lại thông số kĩ thuật chính của xe nâng: chiều cao nâng, sức nâng tối đa trong khả năng cho phép của xe.
b. Động cơ
Thông dụng nhất là loại động cơ 4 kỳ xăng hoặc dầu diesel:
Thường động cơ gồm: Hệ thống trục khuỷu – thanh truyền – xi lanh – piston: Là bộ phận cơ bản nhất của động cơ cũng là yếu tố cơ bản quyết định công suất động cơ.
Hệ thống phân phối khí:
Thông qua cơ cấu cam và xúp áp đóng mở nhằm nạp không khí máy dầu hay hoà khí (máy xăng) cung cấp cho động cơ làm việc đồng thời thải sạch khí cháy ra ngoài.
Hệ thống bôi trơn: Thông qua các te chứa nhớt và bơm nhớt đến làm trơn các chi tiết ma sát của động cơ.
Hệ thống làm mát: Làm mát cho động cơ khi làm việc. Nhiệt độ ổn định là 75-80 độ C.Hệ thống làm mát bao gồm các bộ phận chính:
+ Quạt gió được dây cu roa kéo.
+ Két nước.
+ Bơm nước.
+ Các bọng nước trong thân máy.
Hệ thống nhiên liệu: Cung cấp nhiên liệu cho động cơ làm việc.
+ Đối với động cơ xăng nhiên liệu từ thùng xăng được bơm đẩy nhiên liệu qua bộ lọc rồi đến bộ chế hoà khí (bình xăng con) ở đó nhiên liệu được bộ chế hoà khí trộn với không khí nạp nhiên liệu cho động cơ làm việc với mọi chế độ.
+ Đối với động cơ dầu (điezen) nhiên liệu từ thùng được bơm đẩy nhiên liệu qua bộ lọc rồi đến bơm cao áp (heo dầu) ở đó nhiên liệu được bơm cao áp nâng áp suất lên đến >180 kg/cm3 thông qua ống dầu cao áp đi đến kim phun (béc dầu). Kim phun có nhiệm vụ tán nhuyễn nhiên liệu thành sương mù để đưa vào động cơ làm việc với mọi chế độ.
3. Thông số kĩ thuật xe nâng
Xe nâng có nhiều thông số kỹ thuật mà khi những khách hàng không có kinh nghiệm nhìn vào sẽ thấy rất khó hiểu, điều đó dẫn đến việc họ không hình dung ra được chiếc xe nâng mà mình dự tính mua sẽ như thế nào, có phù hợp với công việc hiện tại hay không. Dưới đây là các thông số kĩ thuật chính:
Tải trọng (Load capacity): Đây là thông số cơ bản nhất mà bạn cần biết khi mua xe nâng. Tải trọng là khả năng hàng hóa của xe nâng.
Ví dụ khi bạn xem thông số có ghi tải trọng 3 tấn có nghĩa là xe đó nâng được hàng hóa có khối lượng tối đa là 3 tấn. Tuy nhiên, tải trọng sẽ giảm dần khi nâng lên cao, bạn nên nhớ kỹ điều này. Ngoài ra, khi bạn dùng các loại càng kẹp thì tải trọng nâng cũng bị giảm theo.
Trọng tâm tải (Load center): là khoảng cách giữa trọng tâm xe và hàng hóa
Chiều cao nâng (Lift height): đây là chiều cao nâng đo từ mép trên của càng xuống mặt đất.
Chiều cao nâng tự do (Free lift): là chiều cao nâng từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của càng nâng, mà tại đó thanh nâng đầu tiên vẫn chưa bị nâng lên theo.
Kiểu lái (Operator position, Type of drive, Type of operation): Có hai loại là đứng lái (stand-up) hoặc ngồi lái (sit-on)
Độ nghiên thanh nâng (Tilt angle): là góc đo của thanh nâng khi ở vị trí thẳng đứng với vị trí nghiêng về trước và ngả ra sau.
Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng (Length to face fork): thông số này giúp xác định kích thước thực tế chiều dài của xe.
Bán kính chuyển hướng (Turning radius): là bán kính được tạo ra khi xe đánh hết lái và quay tròn. Nó giúp người lái canh đường và hàng hóa khi di chuyển.
chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc (Right aisle stacking aisle width): đây là độ rộng quay xe tối thiểu để xe nâng khi đang tiến hoặc lùi có thể xoay vuông góc sang hai bên trái phải. Thông số này rất quan trọng với các dòng xe nâng dùng trong kho có diện tích nhỏ như xe nâng điện đứng lái hay xe forklift điện.
Khoảng sáng gầm xe (Ground Clearance): là chiều cao từ mặt đất đến gầm xe. Bạn cần quan tâm đến thông số này để hình dung ra khả năng di chuyển qua các đoạn đường gồ ghề.
Chiều cao xe khi thanh nâng hạ thấp nhất (Mast lowered height): cho biết khả năng xe có thể di chuyển qua cửa ra vào được hay không.
Chiều cao xe khi thanh nâng lên cao nhất (Mast extended height): thông số này cho biết xe có bị chạm trần khi nâng cao tối đa hay không.
Chiều cao giá đỡ càng (Backrest height): Nếu bạn chuyển hàng hộp hoặc các hàng xếp rời thì nên chú ý đến thông số này. Nó cho biết khả năng đỡ hàng cao bao nhiêu mét của xe
Độ mở càng (Fork spread): là khoảng cách lớn nhất, nhỏ nhất giữa 2 càng khi bạn đẩy ra hoặc thu vào.
Lực kéo tối đa (Max. Drawbar Pull): Nếu bạn muốn dùng xe nâng để kéo hàng từ container ra, bạn phải hiểu thông số này vì nó quyết định xe có khả năng kéo bao nhiêu tấn hàng.
Hệ thống Tự động khóa an toàn (Auto-lock suspension system): khi người lái rời khỏi vị trí, xe sẽ tự động khóa chức năng di chuyển, nâng hạ và phát ra tiếng kêu để cảnh báo nhằm phòng tránh các trường hợp tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Xe chỉ mở khóa và di chuyển trở lại khi lái xe quay lại vị trí.
Khả năng leo dốc (Grade ability): Khi nâng hàng hoặc không nâng hàng, xe có thể leo lên được dốc bao nhiêu độ.
Tốc độ di chuyển (Travel Speed): cho biết tốc độ di chuyển của xe khi nâng hàng và không nâng hàng.