Hướng dẫn chi tiết về xe nâng địa hình

Thông thường những xe nâng mà chúng ta thấy đều sử dụng ở những nơi có địa hình bằng phẳng như nhà kho, bến tàu. Nhưng nếu phải nâng hàng ở những nơi địa hình dốc, sỏi đá thì phải làm sao?

Xe nâng địa hình là một loại xe nâng sinh ra để giải quyết bài toán đó. Nó được thiết kế để hoạt động trên những địa hình gồ ghề, khắc nghiệt mà không phải xe nâng nào cũng làm được.

Trong bài viết này XeNâng.Vn sẽ giới thiệu với các bạn thế nào là xe nâng địa hình? Chúng giống và khác so với xe nâng thông thường ở điểm nào?

Bài viết này nằm trong series tìm hiểu 10 loại xe nâng phổ biến nhất hiện nay. Các bạn nhớ đón đọc nhé.

Chúng ta bắt đầu nào!
1. Xe nâng địa hình là gì?
Xe nâng địa hình có tên tiếng anh là Rough Terrain Forklift là loại xe nâng được thiết kế để chạy trên địa hình không bằng phẳng, gồ ghề đá sỏi.

Xe thường được sử dụng trong các công trường xây dựng hoặc khu khai thác mỏ.

Chúng có lốp khí nén lớn và thường được vận hành bởi động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu diesel hoặc gas.
2. Cấu tạo xe nâng địa hình
Xe nâng địa hình về căn bản giống với xe nâng thông thường. Xe vẫn có các bộ phận như động cơ, hộp số, trục, bánh xe, lốp xe, phanh, ghế ngồi, đồng hồ đo, đèn chiếu sáng, cảnh báo, ống dẫn và xi lanh thủy lực.

Sự khác biệt ở đây nằm ở lốp và động cơ của xe nâng. Chúng ta hãy cùng so sánh xe nâng thông thường và xe nâng địa hình để hiểu rõ hơn nhé.
Lốp lớn hơn
Không giống như xe nâng thông thường, xe nâng địa hình được trang bị lốp khí nén hạng nặng. Chúng được thiết kế đặc biệt để vận hành trên địa hình gồ ghề.

Lốp xe có kích thước lớn hơn cung cấp sự hỗ trợ và ổn định bổ sung cần thiết cho khung gầm lớn hơn của xe nâng địa hình khi hoạt động trên địa hình không bằng phẳng.

Lốp xe lớn cũng cung cấp thêm lực bám, kéo khi hoạt động trong điều kiện ẩm ướt và trên địa hình không bằng phẳng.
Rãnh lốp xe nâng địa hình
Xe nâng tiêu chuẩn có ít rãnh ở lốp hơn vì chúng chủ yếu được vận hành trên các bề mặt nhẵn rắn như sàn bê tông. Lốp xe nâng địa hình có nhiều rãnh cho phép xe tăng bề mặt tiếp xúc.

Từ đó có thể tăng độ bám và di chuyển dễ dàng hơn trên mặt đất không bằng phẳng hoặc trơn trượt.
Động cơ Diesel
Những tiến bộ trong công nghệ động cơ đốt trong đã dẫn đến sự phổ biến các loại nhiên liệu khác nhau cho các xe nâng có kích thước ngày một lớn hơn.

Động cơ diesel là loại động cơ mạnh mẽ với rất nhiều ưu điểm vuột trội so với động cơ điện hoặc gas.

Bạn có thể xem bài viết so sánh xe nâng điện, dầu, gas để hiểu rõ hơn nhé.

Xe nâng địa hình được trang bị động cơ diesel Deutz hoặc Perkins hàng đầu trong ngành để cung cấp thêm năng lượng cần thiết để vận hành trên địa hình gồ ghề trong khi nâng tải nặng.
Hệ thống dẫn động 4 bánh
Hầu hết hệ thống dẫn động ở các xe nâng tiêu chuẩn 1 cầu (2 bánh), trong khi xe nâng địa hình có thể chuyển đổi giữa 2 bánh và 4 bánh 1 cách dễ dàng. Khi vận hành trên địa hình gồ ghề, hoạt động trong hệ dẫn động 4 bánh giúp xe nâng địa hình giảm hao mòn lốp, tiêu thụ ít nhiên liệu, khả năng leo dốc vượt trội so với 1 cầu truyền động.
Khả năng leo dốc
Những xe nâng thông thường khi leo sẽ bị tụt hoặc chết máy. Xe nâng địa hình có thể leo dốc với độ dốc lên tới 38% mang lại khả năng vận hành vượt trội trên địa hình không bằng phẳng.
3. Công dụng của xe nâng địa hình
Xe nâng địa hình thường được sử dụng ở các công trường nơi mà những xe nâng thông thường sẽ bị trục trặc bởi bụi bẩn, nổ lốp.

Xe còn được sử dụng ở các khu khai thác mỏ nhờ khả năng leo dốc vượt trội.
4. Kết luận
Xe nâng địa hình là một chiếc xe nâng vô cùng đặc biệt nhờ thiết kế đột phá của nó. Chúng có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào bạn nghĩ nó phù hợp, nhưng sẽ rất là lãng phí nếu bỏ qua những tính năng tuyệt vời mà nó sở hữu đấy nhé.